Tiền điện tăng vọt 2-3 lần

Anh Đức Cảnh (Long Biên, Hà Nội) bức xúc: Tôi vừa nhận được hóa đơn tiền điện tháng 2 là 1,064 triệu đồng, trong khi những tháng trước gia đình tôi chỉ hết 390 – 400 nghìn đồng tiền điện/tháng. Đặc biệt là khi gia đình tôi vừa qua đã về quê ăn tết 4 ngày.

 Hóa đơn tiền điện của một hộ gia đình ở Hà Nội

Chị Hồng Phương (quận Long Biên, Hà Nội) cũng tỏ ra khá bất ngờ khi số tiền điện gia đình chị phải trả trong tháng 2 gấp gần 2 lần so với tháng trước đó. Cụ thể là từ ngày 10/12/2023 đến ngày 9/1/2024, gia đình chị sử dụng hết 202 kWh điện, số tiền phải trả khoảng 470.000 đồng. Với hóa đơn tiền điện tháng 2, khi chỉ số ghi công tơ chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng, tức là từ ngày 10/1 đến ngày 29/2, kéo dài 51 ngày, gia đình chị sử dụng hết 646 kWh điện, số tiền phải trả lên 1,572 triệu đồng, nếu cộng cả thuế VAT là 1,698 triệu đồng.

Có chung tình cảnh, nhiều hộ gia đình cũng thắc mắc vì tiền điện tăng quá cao so với trước, dù cũng hiểu là số ngày trong kỳ tính giá điện đợt này nhiều hơn. Điều mà người dân lo lắng nhất là khi cộng dồn 2 tháng đương nhiên dẫn tới tiền điện tăng, nhưng việc áp giá lũy tiến được tính toán như thế nào để đảm bảo công bằng?

 Hóa đơn tiền điện của một hộ gia đình ở Hà Nội
Hóa đơn tiền điện của một hộ gia đình ở Hà Nội

Trước những thắc mắc của nhiều người dân, đại diện Tổng công ty Điện Lực TP. Hà Nội (EVN Hà Nội) cho biết, cùng với việc điều chỉnh ngày ghi chỉ số công tơ, số kWh hưởng giá điện các bậc cũng được thay đổi. Cụ thể, bậc 1 từ 50 kWh (theo quy định) được giãn rộng tới 92kWh; bậc 3, bậc 4 được giãn rộng từ 100kWh lên tới 184kWh… Theo EVN Hà Nội, sở dĩ có con số này bởi kỳ thanh toán bình thường là 30-31 ngày, giờ kỳ thanh toán kéo dài hơn, định mức tính tiền điện các bậc cũng tăng với tỷ lệ tương ứng.

Theo đó, khi so sánh hóa đơn mỗi gia đình, có hộ bậc 1 được tính 82 kWh, 84 kWh, có hộ 89 kWh, nhưng cũng có hộ lại lên tới 92 kWh; điện các bậc khác cũng vậy. Có sự khác nhau này là do ngày chốt công tơ mỗi nơi khác nhau, có khu vực chốt ngày ghi công tơ là 5, 10 và có nơi chốt ngày 15 hàng tháng…

Bà Tô Lan Phương – Trưởng Ban Kinh doanh (EVN Hà Nội) cho biết, một số ý kiến thắc mắc của người dân về việc tại sao không tách hóa đơn làm hai tháng, nghĩa là tháng 1 ghi chỉ số tính đến trước kỳ tính tháng 2 theo sự điều chỉnh của điện lực. Tuy nhiên, EVN Hà Nội phải thực hiện theo các quy định hiện hành, cụ thể là Nghị định 137/2013/NĐ-CP, việc ghi chỉ số đối với khách hàng sinh hoạt và phát hành hóa đơn chỉ được tính một lần trong một tháng.

Vẫn đảm bảo quyền lợi của người dân

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Ngô Trí Long – chuyên gia kinh tế cho biết, nguyên tắc trong thương mại càng mua nhiều càng rẻ, nhưng đặc điểm của cách tính giá điện là càng dùng nhiều càng đắt, phải phân theo từng bậc một lũy tiến, từ 0 – 50 kWh giá thấp hơn giá bình quân, từ 50 – 100 kWh giá trung bình, từ 100 đến 200 kWh giá cao và 200 kWh đến 300 kWh lại càng cao hơn.

Về nguyên tắc, nếu trong thời hạn lũy tiến chỉ được phép tính trong một tháng. Nếu gộp hai tháng lại mà vẫn tính theo lũy tiến đó là không đúng. Trường hợp như vừa qua, ngành điện gộp gần hai tháng nhưng khi tính giá điện EVN vẫn tách ra. “Tổng tiền điện 2 tháng gộp lại sẽ nhiều tiền nên người dân nghĩ là cách tính khiến tiền điện tăng, chứ EVN Hà Nội không làm sai, vì ngoài ra còn có cơ quan thanh tra và kiểm soát”, TS. Ngô Trí Long chia sẻ.

TS. Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế chia sẻ, cách tính điện vừa qua là theo Nghị định 137/2013/NĐ-CP, một tháng chỉ tính hóa đơn tiền điện một lần. Việc đưa hóa đơn tiền điện về cuối tháng vừa tốt cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp khi hạch toán theo tháng. Việc tính giá điện từ ngày mùng 1 đến cuối tháng sẽ thuận tiện hơn, nhất là khi tính toán các chi phí, giá thành sản xuất của doanh nghiệp và cũng phù hợp với EVN Hà Nội. Theo TS. Đinh Trọng Thịnh, cách tính tiền điện của EVN Hà Nội là phù hợp, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Lý giải thắc mắc cho rằng tiền điện thực tế phải trả tháng vừa qua tăng cao vượt trội so với những tháng trước đây, theo TS. Ngô Trí Long, tiền điện mỗi tháng khác nhau, tháng Tết thường sử dụng nhiều điện, hơn nữa thời gian qua thời tiết ở miền Bắc lạnh nên có thể người dân sử dụng điều hòa nhiều.

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc EVN Hà Nội chốt tiền điện cuối tháng là hợp lý. Nhưng nếu như EVN Hà Nội thay đổi cách tính giá điện vào tháng bình thường thì đỡ vượt trội hơn, đằng này lại tính ngay vào tháng Tết khi các hộ gia đình sử dụng điện nhiều hơn. “Hóa đơn tiền điện gộp gần 2 tháng, cộng với tháng Tết dùng nhiều điện nên người dân thấy tiền điện tăng đột biến chứ không có vấn đề gì lớn. Do EVN Hà Nội không tính đến vấn đề này, mặc dù có thể làm trước đó hoặc làm sau tháng 3 sẽ phù hợp hơn”, TS. Đinh Trọng Thịnh chia sẻ.

Cũng theo TS. Thịnh: Để gây ra nhiều thắc mắc như vừa qua, có thể cho rằng công tác tuyên truyền cho người dân của EVN Hà Nội chưa đủ sâu sát. Trước đó, ngành điện đã triển khai việc này ở TP. Hồ Chí Minh và bị thắc mắc, phải giải thích mãi mới xong. Bởi vì, không phải ai cũng hiểu cách tính tiền điện của EVN. Thực tế, nhiều chuyên gia cũng phải nghiên cứu, tìm tòi mới hiểu đúng vấn đề chứ đừng nói tới người dân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

sex

sex

sex

sex

sexviet88

sex

sex

sex

sex

sex

 

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

 

 

sex

sex

sex

 

sex

sex

 

sex

sex

DEV

SEX

SEX