‘Cơn khát’ nhân lực công nghiệp bán dẫn

Theo số liệu của cơ quan chức năng, cả nước đang có khoảng 5.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế vi mạch; trong đó, TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 85%, Hà Nội 8%, và phần nhỏ còn lại tập trung ở Đà Nẵng. Trong khi đó, nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn của cả nước vào khoảng gần 10.000 kỹ sư/năm.

Ngoài thiếu hụt về số lượng, nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn nếu được tuyển dụng tại các doanh nghiệp cũng chưa thể tiếp nhận công việc ngay mà phải trải qua khóa đào tạo lại tại chỗ hoặc gửi ra nước ngoài đào tạo.

Có thể nói, nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đang nằm trong mức ‘báo động đỏ’, dù chung ta đã và đang đón nhận những bước tiến lớn trong công tác kêu gọi, thu hút vốn đầu tư.

Việt Nam đang thiếu hụt một lượng lớn nhân lực nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn
Việt Nam đang thiếu hụt một lượng lớn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn.

Trong bối cảnh đó, thời gian gần đây, TP. Đà Nẵng đang nổi lên là một điểm đến của công nghiệp bán dẫn vi mạch của Việt Nam. Với những lợi thế của mình, Đà Nẵng bắt đầu tham gia vào “cuộc đua” góp mặt trong chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch toàn cầu. Theo thống kê, hiện địa phương đã có các công ty hoạt động về thiết kế vi mạch như: Synopsys, Uniquify, Savarti, Renesas, Synapse, Fptsemi, Sannei Hytechs… và có khoảng 550 kỹ sư, trong số đó trên 80% là cựu sinh viên Đại học Đà Nẵng.

Song, để viết được tên mình trên bản đồ công nghiệp bán dẫn vi mạch thế giới như khát vọng, nguồn nhân lực đang là rào cản lớn đối với Đà Nẵng. Điểm nghẽn này đang được địa phương tìm phương án khơi thông để đón bắt cơ hội trong ngành công nghiệp sản xuất chip bán dẫn này.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, một trong các giải pháp hàng đầu để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là sớm phát triển nguồn nhân lực chuyên môn về thiết kế trong nước có trình độ cao, ổn định và cạnh tranh để thu hút các công ty thiết kế vi mạch lớn trên thế giới đến hoạt động. Hiện Đà Nẵng đang xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn, trước mắt tập trung cho thiết kế vi mạch và phát triển nguồn nhân lực cho khâu này.

Tăng cường hợp tác, đào tạo

TP. Đà Nẵng cũng đang tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn với nhiều đối tác trên thế giới
TP. Đà Nẵng đang tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn với nhiều đối tác trên thế giới

Để giải quyết ‘cơn khát’ nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đã chọn 5 cơ sở đào tạo trọng điểm về nhân lực bán dẫn, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT và Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng); xây dựng, phát triển mạng lưới trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia đến năm 2030 gồm 3 trung tâm đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng phù hợp với thế mạnh và đặc thù từng vùng, đưa vào hoạt động muộn nhất vào năm 2025.

Về phía các doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình cho rằng, Đà Nẵng có nhiều cơ hội trở thành trung tâm vi mạch bán dẫn của Việt Nam cũng như thế giới. Trong đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố hết sức quan trọng.

Ông Trương Gia Bình hiến kế, Đà Nẵng cần đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học và viện nghiên cứu để triển khai các khóa học; thu hút nhân sự chất lượng cao về làm việc; xây dựng các cơ sở nghiên cứu tiên tiến. Chính quyền thành phố cần có chính sách ưu đãi để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy bán dẫn ở Đà Nẵng, góp phần nội địa hóa chuỗi cung ứng… FPT sẵn sàng đồng hành với Đà Nẵng để nâng cao chất lượng nhân sự ngành bán dẫn bằng cách đưa nhân lực vi mạch bán dẫn của thành phố ra nước ngoài làm việc.

Về phía các cơ sở đào tạo, đại diện Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) cung cấp thông tin, trong định hướng ngắn hạn, nhà trường sẽ cử giảng viên tham gia các khóa học chuyên sâu về thiết kế vi mạch bán dẫn để bổ sung vào đội ngũ. Bên cạnh đó, Trường Đại học Bách khoa cũng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, các chuyên gia xây dựng các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao năng lực cho sinh viên, cải tiến các chương trình hiện có. Năm 2024, Trường Đại học Bách khoa đã mở mới chuyên ngành vi điện tử để đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch, cung cấp 60 đến 100 nhân lực chuyên sâu mỗi năm, có thể thích ứng nhanh với công việc ngay sau khi được tuyển dụng.

nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố hết sức quan trọng
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố hết sức quan trọng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Trước đó, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn thuộc Đại học Đà Nẵng cũng đã công bố tuyển sinh đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn. Đây là trường đại học đầu tiên của khu vực miền Trung – Tây Nguyên hoàn thành các thủ tục mở chuyên ngành mới thiết kế vi mạch bán dẫn.

Bên cạnh đó, TP. Đà Nẵng cũng đang tăng cường hợp tác đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn với nhiều đối tác trên thế giới. Theo đó, Đà Nẵng đã có bản ghi nhớ về việc hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn giữa Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn của thành phố và tập đoàn Synopsys International Limited; bản ghi nhớ hợp tác triển khai chương trình Intel cho nguồn nhân lực tương lai tại Đà Nẵng giữa Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn và Tập đoàn Intel…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

sex

sex

sex

sex

sexviet88

sex

sex

sex

sex

sex

 

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

sex

 

 

sex

sex

sex

 

sex

sex

 

sex

sex

DEV

SEX

SEX

SEX

jun88

motphim